Thứ Tư, 29/03/2023
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

18/04/2014 14:17 2879
Điểm: 5/5 (1 đánh giá)
Sau khi về tụ nghĩa dưới cờ của Trưng nữ vương, Thánh Thiên công chúa đã lập nhiều chiến công hiển hách, trở thành nữ tướng tài danh của Hai Bà.

Danh tiếng vang lừng

Đại hội quân sĩ trên đất Hát Môn, Trưng Trắc lập đàn tràng, cáo lễ trời đất, khao thưởng tướng sĩ, tự xưng là Trưng nữ vương, chia quân khởi nghĩa. Thánh Thiên công chúa mình cưỡi ngựa hồng xông vào trận địa, chém đầu ba tướng giặc. Các đạo theo đánh Tô Định chém được mấy nghìn thủ cấp. Quân giặc bị giết rất nhiều, thây nghẽn đầy sông. Tô Định xông pha phá vòng vây chạy trốn về nước. Trưng Vương quét sạch quân Hán, khôi phục được giang sơn, đóng đô ở Mê Linh, xây thành đắp luỹ, mưu hạnh phúc cho dân, lại phong Thánh Thiên công chúa làm Thái Bảo chư hầu.
Thánh Thiên xin về Hải Dương, bái yết từ đường, Trưng Vương ban thưởng 300 nén vàng, vải vóc, voi ngựa. Làm xong các việc tại quê, Thánh Thiên xin lập cung điện và dời kinh đô sang Hợp Phố. Trưng Vương truyền cho dân dựng ngay Hoàng Hoa lâu tại đó.
Năm Tân Sửu (năm 41 SCN), vua Hán Quang Vũ phong Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Lưu Long làm phó tướng cùng với Đoàn Chí đem ba vạn quân sang đánh Trưng Vương. Trưng Vương họp đình thần bày mưu tính kế đánh Mã Viện.
Thánh Thiên công chúa đem quân giao chiến với quân Hán ba, bốn lần, một tay chém non ngàn quân giặc, khiến quân Hán phải lùi sang vùng Mã Giang, biểu tấu về vua Hán rằng: "Nam bang có nữ tướng Thánh Thiên dụng binh như thần, trí dũng thiên phương, không sao phục được. Xin bệ hạ phái thêm các tướng giỏi và tiếp thêm quân sĩ sang giúp sức". Vua Hán cho tướng sĩ sang ứng cứu và mật truyền nên dùng mưu mà đánh.
Tranh minh họa.
Tuẫn tiết bên bờ sông Nhật Đức
Mã Viện dàn quân và cho phao tin là đang đánh các đạo. Trưng Vương tưởng thực truyền Thánh Thiên công chúa hoả tốc đem quân lên cứu miền thượng du. Không ngờ Mã Viện cho đánh thẳng vào sào huyệt của Trưng Vương. Trưng Vương không kịp đề phòng, vội vàng đem quân ra chống đỡ nhưng không kịp.
Thánh Thiên công chúa ở miền thượng du được tin Trưng Vương đang ở trong tình thế cấp bách bèn cải trang đem quân kíp về giải nguy. Tới thành Ái Châu thì gặp Trưng Vương bại trận cũng vừa tới nơi. Thánh Thiên công chúa dàn quân, ngăn cản quân Hán để Trưng Vương lánh đi nơi khác. Hai Bà chạy về đến Hát Môn thế cùng phải gieo mình xuống sông Hát giữa ngày 6 tháng hai năm Quý Mão (năm 43 TCN).
Sau khi Hai Bà Trưng mất, Thánh Thiên công chúa một mình cầm cự với quân Hán. Nhưng quân Hán mỗi lúc một đông, bốn phía giáp công, Thánh Thiên công chúa đánh suốt ngày cho tới tối trời sức đã mỏi quân, quân sĩ đã kiệt mới chịu lui vào thành. Về tới thành thì thấy quân Hán đã vây đầy thành. Thánh Thiên công chúa một mình và số binh sĩ còn lại xông pha trận địa, phá vòng vây, chém tướng nhà Hán. Nhưng quân Hán quá đông, Thánh Thiên công chúa vượt qua vòng vây chạy thẳng ra bờ sông Nhật Đức, phóng ngựa nhảy xuống sông tuẫn tiết. Nước ta từ đó lại rơi vào tay nhà Hán.
Nhân dân Ngọc Lâm cảm kích lòng dũng cảm, nhớ ơn báo quốc, thờ Thánh Thiên công chúa làm thành hoàng. Từ đó tới nay hương khói không ngừng.
Trịnh Dương
kienthuc.net.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nhà văn, nhà viết kịch Hoàng Công Khanh (1922-2010)

Nhà văn, nhà viết kịch Hoàng Công Khanh (1922-2010)

  • 08/07/2019 14:36
  • 3073

Duyên nghiệp sử sách cho tôi nhiều dịp may hiếm có, ví như bỗng một ngày, tôi được gặp nhà văn, nhà viết kịch Hoàng Công Khanh ở tọa đàm về cuộc đấu tranh của những người yêu nước và cộng sản ở nhà tù Sơn La do cụ Nguyễn Văn Trân tổ chức vào hè năm 2007. Không thể hình dung được ông nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng, dáng cao manh mảnh, đôi mắt tinh anh, lại đã từng bị tù ở Sơn La cùng với bí thư chi bộ nhà tù Trần Huy Liệu.

Bài viết khác

Lý Thường Kiệt, người chỉ huy kiệt xuất của cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai.

Lý Thường Kiệt, người chỉ huy kiệt xuất của cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai.

  • 18/04/2014 09:31
  • 24420

Lý Thường Kiệt (1019 – 1105). Ông vốn họ Ngô, tên Tuấn, tự là Thường Kiệt, quê ở làng An Xá, huyện Quảng Đức (nay làng Cơ Xá, Gia Lâm, Hà Nội). Sau ông cùng gia đình sang ở tại phường Thái Hòa, huyện Thọ Xương, thành Thăng Long nay là Hà Nội. Ông là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập- Hoàng tử trưởng của Tiền Ngô Vương Ngô Quyền