Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh thấp khớp. Là một căn bệnh viêm xương khớp không chỉ xuất hiện ở người già, mà ngay cả người trẻ và thậm chí là trẻ em cũng có thể mắc phải. Bệnh viêm khớp dạng thấp rất khó chữa khỏi, chính vì thế, việc phát hiện và điều trị sớm là cách tốt nhất để chữa trị hiệu quả và nhanh chóng.
Tóm tắt nội dung [hide]
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Bệnh viêm khớp dạng thấp là một dạng tổn thương ở khớp do hệ miễn dịch bên trong cơ thể gây ra. Bệnh thường tấn công vào màng của các khớp xương gây ra sưng, dẫn đến đau nhói và cuối cùng làm biến dạng khớp. Bệnh thường gây đau ở các khớp nhỏ như: khớp bàn tay, cổ tay, mắt cá chân và bàn chân.
Nguyên nhân
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp là do các tế bào bạch cầu có chức năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus di chuyển từ máu vào trong màng bao quanh khớp, các tế bào bạch cầu này xuất hiện và gây ra phản ứng viêm tại khớp do việc tạo ra các chất gây viêm như TNF-alpha, protein.
Theo thời gian, tình trạng viêm khớp sẽ làm tổn thương sụn, xương, gân và dây chằng ở gần khớp và dần dần làm biến dạng khớp.
Triệu chứng
Ở giai đoạn đầu, biểu hiện y học lâm sàng của bệnh thường xảy ra ở các khớp nhỏ riêng lẻ hoặc đồng thời tại khớp ngón tay, cổ tay, bàn tay, mắt cá chân và bàn chân. Sau đó, có thể lan ra các khớp khác đó là: đầu gối, hông, khớp vai, khuỷu tay, hông, xương hàm và cổ. Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp điển hình là:
- Cứng khớp vào buổi sáng kéo dài ít nhất 30 phút.
- Các khớp bị sưng đau nhất là khi chạm vào. Có thể chỉ sưng mà không bị đỏ.
- Người bệnh thường bị viêm ở 2 khớp đối xứng nhau như ở hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở hai bàn tay. Nguyên nhân là do viêm khớp dạng thấp có tính đối xứng.
- Tại các khớp xuất hiện tình trạng biến dạng sau một thời gian bị sưng đau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bệnh đã tiến triển ở giai đoạn nặng.
Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?
Đây là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến và khó điều trị nhất hiện nay và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng viêm khớp sẽ lan ra toàn bộ các khớp trên cơ thể, gây ra biến dạng khớp, thậm chí là liệt khớp.
Hiện tại, các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp chỉ dừng lại ở việc điều trị và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh, nhằm giảm thiểu tình trạng tái phát bệnh, phòng tránh biến chứng dính khớp, teo khớp, hay các biến chứng bệnh tim mạch, tiểu đường, nhồi máu cơ tim… do bệnh gây ra.
Việc điều trị đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì trong một khoảng thời gian dài, đến nhiều năm thậm chí phải dùng thuốc suốt quãng đời còn lại mới mong ngăn ngừa những cơn đau tái phát.
Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp
Không có một phác đồ điều trị đặc hiệu nào dành cho căn bệnh này, mục đích chính của việc điều trị là nhằm làm giảm tình trạng viêm khớp và làm chậm quá trình tổn thương khớp.
Điều trị viêm khớp dạng thấp càng sớm thì càng giảm được các tổn thương mà khớp phải gánh chịu. Thông thường, việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc.
Các loại thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp
- Thuốc kháng viêm không steroid: Tác dụng giúp giảm đau và làm giảm tình trạng viêm.
- Thuốc chống viêm steroid: Giúp làm giảm viêm, đau và làm chậm sự tổn thương khớp.
- Các loại thuốc chống thấp khớp: Bao gồm hydroxychloroquine, sulfasalazine, minocycline và methotrexate. Thường được sử dụng khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, khi mà những ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp lên khớp chưa nhiều.
- Nhóm thuốc ức chế miễn dịch: Leflinomide, azathioprine, cyclosporine và cyclophosphamide. Nhóm thuốc này tác động lên hệ thống miễn dịch của cơ thể nhằm tấn công và loại bỏ những tế bào có liên quan gây ra tình trạng viêm khớp.
- Nhóm thuốc ức chế TNF – alpha: Cytokine hoặc tế bào protein phản ứng C hoạt động như tác nhân kháng viêm làm giảm tình trạng sưng đau ở khớp, cứng khớp vào buổi sáng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
- Một số loại thuốc khác có thể kể đến đó là: Rituximab, Anakinra, Tocilizumab, Infliximab…
Nếu như việc dùng thuốc không đem lại hiệu quả như mong muốn. Phẫu thuật sẽ được các bác sĩ chuyên khoa y tế điều trị chỉ định nhằm điều trị và làm giảm tình trạng viêm lan ra các vùng khác.
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam
Y học cổ truyền quan niệm rằng, viêm khớp dạng thấp là một chứng thuộc Tỳ. Khi tỳ bị bế tắc sẽ khiến cho chất không được lưu thông. Tỳ thường sử dụng để diễn tả triệu chứng của bệnh gồm có tê mỏi, sưng đau nhức…
Việc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam thường đề cao việc chữa trị ngọn nguồn gốc rễ gây ra bệnh. Toàn bộ nguyên liệu sử dụng đều được lấy từ tự nhiên, rất lành tính, không gây tác dụng phụ. An Cốt Nam chính là một trong những bài thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhất hiện nay.
An Cốt Nam là bài thuốc Đông Y được nghiên cứu bởi phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Với nguyên tắc điều trị: tiêu viêm, tăng tiết dịch khớp, phục hồi và tăng cường chất dinh dưỡng cho các ổ khớp, An Cốt Nam nổi bật như một GIẢI PHÁP hoàn hảo của hệ xương khớp.
Với phác đồ điều trị kiềng 3 chân: uống thuốc – dán cao – tập luyện, cùng những nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên giúp tăng hiệu quả và giảm thời gian điều trị bệnh.
Bài thuốc uống
Dạng túi sắc sẵn với các dược liệu tự nhiên: Bí Kỳ Nam, Hương Nhu Tía, Sâm Ngọc Linh, Nhũ Hương, Thiên Niên Kiện… Người bệnh bảo quản thuốc trong ngăn mát tủ lạnh, khi dùng đem ra hâm nóng để uống.
Tác dụng: trừ thấp, sơ thông kinh lạc, kết hợp dưỡng âm, bổ can thận, giúp kiện tỳ, ích khí, điều trị viêm khớp dạng thấp, bô huyết tiêu viêm, tiêu sưng, giảm phù nề…
Cao dán
Thành phần gồm có: Đại Hồi, Quế Chi, Địa Liền, Đại Hoàng… Người bệnh chỉ cần bóc lớp bên ngoài rồi dán vào vùng khớp bị đau.
Tác dụng: Thanh nhiệt tà, giảm đau, thông kinh lạc, sơ phong, hóa thấp, giải độc, mạnh gân cốt… Cao dán sẽ thẩm thấu vào khớp giúp giảm đau, đánh tan các vùng bị viêm, giảm triệu chứng đau cứng, nóng khớp nhanh chóng.
Chế độ tập luyện
Bên cạnh, bài thuốc uống và cao dán, An Cốt Nam còn đi kèm với hệ thống bài tập và miễn phí vật lý trị liệu trong suốt quá trình điều trị, giúp đẩy nhanh và sâu hiệu quả của việc điều trị.
Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên bổ sung các loại axít omega 3 và axít omega 6 và không nên ăn những loại thực phẩm sau:
- Nội tạng động vật: Chứa nhiều phốt pho — chất gây mất canxi trong xương, làm giảm độ vững chắc của xương khớp, tình trạng viêm dễ tái phát hơn.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Hàm lượng mỡ trong máu làm gia tăng các phản ứng sưng tấy ở bề mặt khớp. Do đó, các món ăn nhiều dầu mỡ là kẻ thù với những người đang bị viêm đa khớp dạng thấp.
- Đồ ngọt: Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cũng nên kiêng ăn bơ và các loại bánh kẹo đồ ăn vặt quá ngọt.
- Ngô: Chứa thành phần dược tính dễ gây nên hiện tượng dị ứng cơ thể hình thành dưới dạng viêm đa khớp.
- Thịt bò và da gà: Đây là 2 loại thực phẩm thường xuyên được khuyên là hạn chế sử dụng và người bệnh viêm đa khớp dạng thấp cũng không phải ngoại lệ. Vì thịt bò và da gà gây ra tình trạng co cơ ở các khớp
- Thực phẩm chứa nhiều lipit: Đồ ăn nhanh, đồ chiến rán là thực phẩm người bệnh viêm đa khớp dạng thấp cần phải hạn chế.
- Thực phẩm gây sưng: Như bột mì, cơm nếp, thịt gà sẽ làm cho tình trạng sưng viêm và đau trở nên tồi tệ hơn.